Thứ Hai, 28/07/2025
31.5 C
Lạng Sơn
Trang chủ Blog Trang 69

Trường CĐSP Lạng Sơn tham gia Hội nghị cập nhật chính sách thuế mới, các quy định về hóa đơn điện tử và đối thoại với các doanh nghiệp Quý I/2022

0

Thực hiện Văn bản số 341/GM-CT của Cục thuế tỉnh Lạng Sơn ngày 18/3/2022 về việc triệu tập thành phần tham dự Hội nghị cập nhật chính sách thuế mới, các quy định về hóa đơn điện và đối thoại các doanh nghiệp Quý I/2022. Hội nghị được tổ chức vào buổi sáng ngày 24/3/2022 tại Cục Thuế.
Thành phần tham dự gồm: đại diện lãnh đạo Cục Thuế, các phòng chuyên môn cục thuế, lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức; Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của doanh nghiệp, tổ chức; tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Trong đó Trường CĐSP Lạng Sơn có ThS. Nguyễn Thị Kim – Kế toán trưởng tham dự Hội nghị.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã được phổ biến những chính sách thuế mới trong Quý I/2021 như: Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/1/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ; các quy định về hóa đơn điện tử và kế hoạch triển khai áp dụng hóa đơn điện tử …
Hội nghị cũng đã phổ biến kế hoạch triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử, những nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Giới thiệu, tập huấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử, các sản phẩm dịch vụ liên quan đến triển khai áp dụng hóa đơn điện tử.
Trong Hội nghị, các đại biểu còn được đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Cục Thuế, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ.
Thông qua Hội nghị đã giúp các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp nói chung và bộ phận Kế toán Trường CĐSP Lạng Sơn kịp thời nắm bắt các chính sách, pháp luật thuế mới ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ được giao.
Một số hình ảnh:

Tổ bộ môn Lý luận chính trị – Khoa Các bộ môn chung tổ chức sinh hoạt chuyên đề hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022

0

Thực hiện công văn số 100/CĐSP ngày 11/3/2022 của Trường CĐSP Lạng Sơn về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2022, Kế hoạch công tác học kỳ II năm học 2021-2022, ngày 28/3/2022 Tổ bộ môn Lý luận chính trị thuộc Khoa Các bộ môn chung tổ chức sinh hoạt chuyên đề tháng 3 năm 2022 với nội dung chính là tìm hiểu cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật. Hà Nội 2022). Tác phẩm được chọn từ 29 bài viết, bài phát biểu tiêu biểu của tác giả. Cuốn sách thể hiện tầm cao lý luận; chắt lọc, tổng kết thực tiễn, lấy đời sống thực tiễn để chứng minh, thuyết phục người đọc.
Tham dự buổi sinh hoạt chuyên đề có đông đủ các giảng viên của tổ bộ môn. Đồng chí Hoàng Thu Phương – Tổ trưởng chuyên môn đã quán triệt mục đích, yêu cầu nội dung sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu cuốn sách nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, xây dựng thói quen đọc sách của cá nhân giảng viên, trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức và cộng đồng. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, các giảng viên được phân công nghiên cứu các nội dung trong cuốn sách, hiểu được giá trị về mặt lý luận và thực tiễn của tác phẩm. Các tham luận được đưa ra trao đổi trong buổi sinh hoạt tập trung vào 5 nội dung chính sau:
Nội dung 1: Từng bước hiện thực hóa con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội
Trong bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam và tập trung vào trả lời những câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?
Theo Tổng Bí thư, cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội.
Tổng Bí thư nêu rõ, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội dung 2: Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của Nhân dân
Cuốn sách trích dẫn toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV. Tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo định hướng hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ mới. Trong đó nêu rõ, Quốc hội cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, vị trí của mình trong việc tạo lập khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của đất nước, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Trong bài phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 vào ngày 11/8/2021 được in trong cuốn sách, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Chính phủ cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp to lớn hơn nữa vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước từng bước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Cuốn sách dẫn lại bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 16/8/2021. Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đoàn kết là một truyền thống và bài học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”; “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết!”.
Nội dung 3: Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất
Cuốn sách dẫn lại bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ chức ngày 15/9/2021.
Tổng Bí thư cho rằng, một đất nước, một xã hội muốn tốt đẹp thì bên cạnh sự giáo dục, sự khuyên nhủ, càng phải có kỷ cương, phép nước, phải có pháp luật nghiêm minh để bảo vệ cái tốt, cái đúng; răn đe, trừng trị những cái xấu, cái sai, có hại cho dân cho nước, tức là phải có sự quản lý bằng cơ chế, pháp luật, phải có phép nước.
Cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính hơn ai hết, phải rất cảnh giác, tỉnh táo, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, lối sống; phải có bản lĩnh, có dũng khí bảo vệ cái đúng, đấu tranh chính trực; và đặc biệt, bản thân phải liêm, phải sạch, biết gương mẫu giữ mình, trọng liêm sỉ, không chịu bất kỳ sức ép không trong sáng nào, bất kỳ sự cám dỗ, mua chuộc nào; thực sự công tâm, khách quan “phụng công thủ pháp”, chí công vô tư; phải là những “Bao Công” trong thời đại mới.
Nội dung 4: Trường phái đối ngoại “cây tre Việt Nam”
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 14/12/2021 được in trong sách, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã thống nhất rất cao về nhận thức và quyết tâm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Theo Tổng Bí thư, Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc dân tộc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Nội dung 5: Văn hóa còn thì dân tộc còn
Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến phát triển văn hóa, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, sức mạnh nội sinh và là động lực quan trọng để phát triển đất nước. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của Đảng về thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững đất nước, trong đó phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.
Các bài tham luận, các ý kiến phát biểu đã chỉ rõ cuốn sách của Tổng Bí thư thể hiện tư tưởng xuyên suốt, nhất quán, kiên định và sự phát triển sáng tạo, hoàn thiện tư duy lý luận, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn; về mục tiêu, định hướng và giải pháp xây dựng đất nước trong bối cảnh mới. Qua đó giúp giảng viên hiểu rõ, nắm vững, quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả trong công tác giảng dạy các môn học lý luận chính trị, pháp luật và nghiên cứu khoa học tại trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
Sinh hoạt chuyên đề là một trong các hoạt động của Tổ bộ môn Lý luận chính trị được tổ chức định kỳ hằng tháng. Thông qua buổi sinh hoạt chuyên đề, đồng chí Hoàng Thu Phương đã đề nghị giảng viên nghiên cứu và vận dụng trong quá trình giảng dạy, thường xuyên, kịp thời cập nhật kiến thức, nâng cao ý thức trách nhiệm, chất lượng chuyên môn giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học, góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao./.


Ảnh: Toàn cảnh buổi Sinh hoạt chuyên đề tháng 3/2022

của Tổ bộ môn Lý luận chính trị thuộc Khoa Các bộ môn chung

Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: “Tổng hợp, khảo sát hoạt tính sinh học một số dẫn xuất của Benzo[d]Thiazole và chế tạo chế phẩm kích thích sinh trưởng thực vật”

0

Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: “Tổng hợp, khảo sát hoạt tính sinh học một số dẫn xuất của Benzo[d]Thiazole và chế tạo chế phẩm kích thích sinh trưởng thực vật”

Văn bản số 89 – V/v tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022

0

Văn bản số 89 – V/v tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022

Thông báo tuyển sinh Đại học liên thông, văn bằng đại học thứ 2 năm 2022

0

Tuyển sinh Đại học liên thông, văn bằng đại học thử 2 năm 2022

V/v tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022

0

V/v tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022

Triển khai hoạt động thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên các ngành Giáo dục nghề nghiệp năm học 2021- 2022

0

Thực tập tốt nghiệp là một trong những hoạt động ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho người học, đáp ứng chuẩn đầu ra. Thực tập tốt nghiệp còn giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu thực tiễn cơ sở nghề nghiệp – nơi mà các em có thể hành nghề sau tốt nghiệp. Ở đó, học sinh, sinh viên có cơ hội được thể hiện bản thân; hình thành kỹ năng phân tích, đánh giá công việc cụ thể; nâng cao sự tự tin, định hướng và xây dựng kế hoạch hành động cho bản thân; thiết lập các mối quan hệ nghề nghiệp; trau dồi kỹ năng xử lý các tình huống trong hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Thực hiện kế hoạch năm học 2021-2022, ngày 10/3/2022 Trường CĐSP Lạng Sơn tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo thực tập tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên các ngành Giáo dục nghề nghiệp. Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo đã triển khai kế hoạch thực tập tốt nghiệp năm học 2021-2022 và bàn thảo các nhiệm vụ để tổ chức, hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tập. Trong năm học này, tổng số sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp là 233, trong đó: 181 sinh viên ngành Cao đẳng Tiếng Trung Quốc, 24 sinh viên ngành Cao đẳng Kế toán, 26 học sinh ngành Trung cấp Kế toán doanh nghiệp, 02 sinh viên ngành Trung cấp Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc. Các cơ sở thực tập gồm: Công ty TNHH Luxshare-ICT (Việt Nam), Công ty TNHH Newwing Tnterconnect Technology (Bắc Giang), Công ty TNHH Mitac Precision Technology (Việt Nam), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn.

Chủ trì cuộc họp, TS. Phùng Quý Sơn- Hiệu trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo nêu rõ ý nghĩa, mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp; đồng thời đưa ra các yêu cầu khi tổ chức thực tập trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp. Mong muốn Ban chỉ đạo sẽ phối hợp chặt chẽ với đơn vị sử dụng lao động tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ và đào tạo sinh viên trong quá trình thực tập để đạt được những yêu cầu của nội dung, chương trình và kế hoạch đề ra.

ThS. Dương Anh Tuân – Phó Trưởng phòng QLĐT&HTQT, Thư ký Ban chỉ đạo trình bày Kế hoạch thực tập tốt nghiệp của học sinh, sinh viên các ngành Giáo dục nghề nghiệp năm học 2021-2022. Đồng thời nhấn mạnh công tác tổ chức, quy mô và nội dung thực tập.

Các đại biểu đã tiến hành bàn thảo các vấn đề liên quan đến công tác quản lý hoạt động thực tập, các nội dung thực tập, trong đó chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ học sinh, sinh viên những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; kỹ năng mềm trong quá trình thực tập nghề nghiệp và kỹ năng xử trí các tình huống phát sinh trong quá trình thực tập. Phát biểu tại cuộc họp, ThS. Nguyễn Thế Dương – Phó Hiệu trưởng, Phó Ban chỉ đạo đã nhấn mạnh những vấn đề cốt lõi của hoạt động thực tập tốt nghiệp, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp, cơ sở nghề nghiệp. Đồng thời yêu cầu hoạt động đào tạo phải gắn với thực tiễn nghề nghiệp, đi trước, đón đầu hoạt động thực tập, thực hành nghề nghiệp. Vì vậy, qua các đợt thực tập, Nhà trường phải từng bước thiết lập mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo.

Hoạt động thực tập gắn kết với các cơ sở nghề nghiệp chính là hoạt động học tập giúp học sinh, sinh viên gắn lý thuyết với thực tiễn, nâng cao năng lực thực tiễn và kỹ năng mềm, bởi cả nhà trường và cơ sở nghề nghiệp đều có trách nhiệm và lợi ích. Thực tế cho thấy, chương trình đào tạo tại trường chỉ cung cấp hệ thống lý luận và lý thuyết hữu dụng về ngành nghề nên các kỳ thực tập càng trở nên cần thiết đối với học sinh, sinh viên. Trong quá trình thực tập, học sinh sinh viên có thể thiết lập được các mối quan hệ, tạo dựng được cơ hội việc làm ngay sau quá trình thực tốt nghiệp.

Với những nỗ lực của Nhà trường, đặc biệt là Ban chỉ đạo thực tập; sự vào cuộc của các tập thể và cá nhân; sự nỗ lực học hỏi và thực hành nghề nghiệp của học sinh, sinh viên, hy vọng rằng đợt thực tập tốt nghiệp trong năm học này sẽ đảm bảo được kế hoạch đề ra và đạt được nhiều kết quả hữu ích trong hoạt động nghề nghiệp của học sinh, sinh viên./.

Một số hình ảnh:


Cuộc họp kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến


Phùng Quý Sơn- Hiệu trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo phát biểu tại cuộc họp


ThS. Dương Anh Tuân – Phó Trưởng phòng QLĐT&HTQT, Thư ký
trình bày Kế hoạch thực tập tốt nghiệp năm học 2021-2022

Quyết định 538 về việc ban hành Mục tiêu chất lương giáo dục năm học 2021-2022

0

Quyết định 538 về việc ban hành Mục tiêu chất lương giáo dục năm học 2021-2022

Quyết định 504 về việc ban hành Chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025

0

Quyết định 504 về việc ban hành Chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025

Hướng dẫn sinh viên ngành Đào tạo giáo viên năm thứ ba khai thác một số phần mềm hỗ trợ trong dạy học trực tuyến

0

Thực hiện theo kế hoạch năm học 2021-2022 của Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học, Tổ Tin học đã tổ chức buổi ngoại khóa tập huấn kỹ năng dạy học trực tuyến với chủ đề “Khai thác một số phần mềm hỗ trợ trong dạy học trực tuyến” cho sinh viên ngành Đào tạo giáo viên năm thứ ba.
Hơn hai năm qua, với sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp, khó lường, ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn nói riêng đã có nhiều giải pháp sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp. Khái niệm dạy học trực tuyến đã trở nên phổ biến, giúp con người hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu dạy học và giao tiếp có tính chất nghề nghiệp.
Với thực tiễn dạy học ở Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động để chuẩn bị hành trang tổ chức dạy học trực tuyến. Các đơn vị, giảng viên, giáo viên đã tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến đạt được những thành công nhất định.
Để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến, đặc biệt là khai thác một số phần mềm hỗ trợ, ngày 17 tháng 02 năm 2022, tổ Tin đã tổ chức tập huấn cho 22 sinh viên lớp K19T, K23D ngành Đào tạo giáo viên.
Buổi ngoại khóa đã triển khai một số nội dung: (1) Chuẩn bị bài giảng và các điều kiện để tổ chức bài giảng trực tuyến; (2) Khai thác một số tính năng Google Meet, Zoom trong dạy học trực tuyến; (3) Tạo bài kiểm tra trực tuyến bằng Google Form và một số vấn đề khác có liên quan. Đồng thời bổ sung kiến thức, hỗ trợ kỹ năng tin học cho sinh viên trong thực hành dạy học và thực tế học tập, thực tập tốt nghiệp và sau khi ra trường đi làm.
Trong buổi ngoại khóa, sinh viên đã chủ động, tích cực, sáng tạo thực hành theo yêu cầu. Giảng viên trao đổi, tháo gỡ những khó khăn khi ứng dụng phần mềm trong dạy học trực tuyến cũng như cách tổ chức, quản lý lớp học trực tuyến một cách hiệu quả.
Buổi ngoại khóa đã khép lại nhưng hoạt động thực hành khai thác phần mềm trong dạy học trực tuyến của sinh viên sẽ mở ra nhiều ý tưởng sáng tạo, giúp các em có những thành công nhất định trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Trong thời gian tới, Tổ Tin sẽ tiếp tục tổ chức những buổi ngoại khóa ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp cho các ngành đào tạo khác trong trường./.

Một số hình ảnh:


Giảng viên Nhữ Thị Thu Hằng – Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn sinh viên
sử dụng phần mềm Google Meet


Giảng viên Mai Thị Bính hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm Google Form


Sinh viên thực hành sử dụng phần mềm trong dạy học trực tuyến