Thứ Tư, 01/05/2024
24.5 C
Lạng Sơn

Tích hợp các chủ đề giáo dục trong môn Giáo dục địa phương vào Hoạt động trải nghiệm ở Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục của các môn học trong Giáo dục phổ thông 2018; thực hiện kế hoạch giáo dục của Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, ngày 27/3/2024, nhà trường đã tổ chức sinh hoạt chuyên môn “Tích hợp các chủ để giáo dục trong môn Giáo dục địa phương vào Hoạt động trải nghiệm” đối với bậc tiểu học.
Nhằm đảm bảo nội dung chương trình không bị chồng chéo, ngay từ đầu năm học, Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn đã chỉ đạo các giáo viên giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm xây dựng kế hoạch lồng ghép, tích hợp giữa các chủ đề của môn học với môn Giáo dục địa phương.
Thông qua các giờ dạy và hoạt động sinh hoạt chuyên đề chuyên môn cấp trường, một số các chủ đề lồng ghép, tích hợp đã được triển khai và thực hiện việc lồng ghép và tích hợp này, giúp các giáo viên linh hoạt trong các chủ đề, học sinh tiểu học có thêm cơ hội tiếp cận nội dung giáo dục địa phương phù hợp với khả năng, nhu cầu, điều kiện thực tế nhà trường.
Nhiều nội dung chủ đề trong môn Giáo dục địa phương khi được tích hợp trong môn Hoạt động trải nghiệm sát với thực tế trải nghiệm và nhu cầu giáo dục cũng như đặc điểm tâm lý học sinh địa phương, cụ thể bài dạy “Cảnh đẹp quê em” môn hoạt động trải nghiệm được tích hợp trong chủ đề 2: Chùa Tiên-Giếng Tiên (Tài liệu giáo dục địa phương) giúp học sinh không những hiểu biết về các cảnh đẹp quê hương mà còn tạo cơ hội cho học sinh khám phá, trải nghiệm sắm vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cảnh đẹp Chùa Tiên-Giếng Tiên của quê hương, rèn luyện sự tự tin, kỹ năng nhận thức, tự học, kỹ năng giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Bên cạnh đó một số bài “Có bạn thật vui”, “Những người bạn hàng xóm” trong môn Hoạt động trải nghiệm, giáo viên có thể thích hợp dạy chủ đề “Tức chẹt khum” trong tài liệu giáo dục địa phương. Sự tích hợp này giúp học sinh hiểu biết, ham thích tìm hiểu văn hóa địa phương, khuyến khích và tạo cơ hội học sinh rèn luyện phát triển các năng lực, phẩm chất đáp ứng mục tiêu chương trình đổi mới Giáo dục phổ thông 2018.
Có thể khẳng định Giáo dục địa phương nói riêng và dạy học nói chung thông qua các hoạt động trải nghiệm ở địa phương có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lí luận và thực tiễn, khắc phục được những bất cập trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm hiện nay. Việc dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm gắn liền với thực tế cuộc sống tại địa phương không chỉ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực chuyên môn mà còn hữu ích trong việc phát triển phẩm chất và các năng lực thiết yếu khác cho học sinh.

Một số hình ảnh:

Học sinh trải nghiệm sắm vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cảnh đẹp Chùa Tiên,
Giếng Tiên của quê hương

Cô giáo Tạ Thị Thu Hằng giảng dạy Tích hợp dạy Giáo dục địa phương vào Hoạt động trải nghiệm tại lớp 2A1 Đại diện Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn khối Tiểu học dự giờ tích hợp tạo lớp 2A1

Giờ dạy tích hợp Chủ đề Tức chẹt khum (giáo dục địa phương) thông qua
trò chơi Tức chẹt khum trong giờ học Hoạt động trải nghiệm

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây